- Tây Bắc Bộ
- Đông Bắc Bộ
- Hà Giang (7)
- Tuyên Quang (2)
- Cao Bằng (10)
- Bắc Kạn (7)
- Lạng Sơn (6)
- Thái Nguyên (4)
- Bắc Giang (3)
- Quảng Ninh (10)
- Phú Thọ (5)
- Đồng Bằng Sông Hồng
- Hà Nội (25)
- Vĩnh Phúc (5)
- Bắc Ninh (4)
- Hà Nam (1)
- Hưng Yên (6)
- Hải Dương (5)
- Hải Phòng (5)
- Thái Bình (5)
- Nam Định (4)
- Ninh Bình (4)
- Bắc Trung Bộ
Mùi thơm của lúa non trong cốm làm say đắm người con đất Việt. Mỗi vùng
miền cốm lại mang hương vị đặc trưng nhưng cốm làng Vòng là đặc biệt
nhất với hương vị không thể lẫn vào đâu được và đã trở thành đặc sản của
người Hà thành.
Hồng xiêm Xuân Đỉnh có mùi thơm và vị ngọt mát không nơi nào có thể bì
được. Bên cạnh cam Canh, bưởi Diễn… hồng xiêm Xuân Đỉnh cũng là niềm tự
hào, là món quà quý biếu người thân của người Hà Nội.
Chùa Hương nằm trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Ðức, tỉnh Hà Tây,
cách Hà Nội 60km. Nơi đây ngoài nổi tiếng về hệ thống chùa chiền, đền
thờ và hang động...mà còn nổi tiếng về đặc sản ra Sắng.
"Muốn ăn rau sắng chùa Hương/ Tiền đò ngại tốn con đường ngại xa/ Mình
đi ta ở lại nhà/ Cái dưa thì khú cái cà thì thâm"...
Chả cá Lã Vọng vốn là một món ăn dân gian do gia đình họ Đoàn chế biến
để bán trong thời gian chống Pháp, nhằm che mắt địch và tạo điều kiện
cho hoạt động chống Tây của một nhóm người yêu nước được dễ dàng.
Kẻ Phùng xưa - thị trấn Phùng hiện nay thuộc huyện Đan Phượng, thành
phố Hà Nội từ lâu đã là địa danh nổi tiếng với rất nhiều món ăn dân dã,
nhưng được biết đến nhiều hơn cả vẫn là món nem Phùng với câu ca dao
thân thuộc: “Nem Phùng ăn với lá sung. Để người tứ xứ nhớ nhung nem
Phùng”.
Bánh phồng thì nhiều nhưng dễ mấy ai được thưởng thức món bánh quý tiến
vua, đó là bánh phồng làng Vẽ (nay thuộc Đông Ngạc) ngoại thành Hà Nội.
Từ lâu, bánh cốm Hàng Than đã trở thành một đặc sản nổi tiếng của Hà
Nội, không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi, giỗ chạp và là món quà được
ưa chuộng của du khách thập phương.
Bún Phú Đô - thứ bún có sợi tròn, trắng mềm, thơm ngon đặc biệt là một
trong những tinh hoa ẩm thực của đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến.
Từ lâu, bánh chưng Tranh Khúc đã trở nên quen thuộc với người dân Thủ
đô. Hiện nay, người dân làng Tranh Khúc, xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì,
Hà Nội còn làm thêm bánh chưng gấc, bánh chưng chay, bánh chưng nhân
trứng, thịt gà, lạp xường… để xây dựng thương hiệu cho loại đặc sản này.
Làng Thanh Trì là làng cổ của Thăng Long - Hà Nội, nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, có nghề làm bánh cuốn cổ truyền.
Làng Vòng nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm:
"Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!"
Bún chả là một món ăn độc đáo của Hà Nội, có từ khá lâu đời. Ngày nay
có nhiều hàng bún chả nổi tiếng như bún chả phố Hàng Mành, phố Nguyễn
Khuyễn (Sinh Từ cũ)… và ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh có hàng bún chả
lấy tên Bún chả phố Hàng Mành để hấp dẫn khách hàng và cũng rất đông
khách.
Hồ Tây rộng trên Năm trăm “ha”, cùng với hồ Trúc Bạch là một trong
những cảnh đẹp từ nghìn xưa. Ở giữa hai con hồ, nổi lên một con đường kỳ
diệu, nguyên xưa là con đê để giữ nước nên gọi là đường Cố Ngự, lâu
ngày đọc chệch đi là đường Cổ Ngư, đã đi vào nhiều áng thơ ca. Những năm
sáu mươi, được mở rộng thêm do sứclao động của thanh niên Hà Nội, nó
được đổi tên thành Đường Thanh Niên. Đây là con đường đặc biệt của Hà
Nội, rất hấp dẫn không chỉ riêng với người Hà Nội mà còn là niềm say mê
của nhiều khách du lịch. Nó như một nét thơ, một bức tranh, một con
đường trong thần thoại ngay giữa lòng thành phố.
Trong các món bún, BÚN THANG có vị trí đặc biệt. Nó chỉ xuất hiện trong
dịp sau Tết vài ngày, trong ngày lễ lớn, ngày kỷ niệm long trọng hoặc
thiết khách quí… Tuy cũng là món bún, nhưng nó như cô gái tuyệt vời nhan
sắc, nết na, hiền thục, khéo léo, tài hoa, đủ Công , Dung, Ngôn, Hạnh,
nên nó có số phận vượt xa những chị em cùng cha khác mẹ sinh ra.