- Bắc Trung Bộ
- Nam Trung Bộ
- Đà Nẵng (2)
- Quảng Nam (11)
- Quảng Ngãi (8)
- Bình Định (9)
- Phú Yên (7)
- Khánh Hòa (5)
- Ninh Thuận (4)
- Bình Thuận (8)
- Tây Nguyên
Bún chả cá, nem chua, cháo lòng bánh hỏi... là những món ăn đặc trưng rất nổi tiếng của đất võ Tây Sơn, Bình Định.
Rượu Bầu Đá (RBĐ) là đặc sản của quê hương Bình Định, có xuất xứ từ
thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc (An Nhơn). Nấu rượu là nghề truyền thống của
người dân nơi đây. Tương truyền từ ngày xưa, khi Bình Định còn là kinh
đô của Chiêm Thành, RBĐ là thức uống chỉ được dùng để tiến cống lên vua
Chế Mân, và nguồn nước dùng để nấu rượu cũng chỉ duy nhất lấy từ một bầu
đá trong vùng. Không dùng loại nước này, RBĐ sẽ bị thay đổi mùi vị và
màu sắc, mất đi cái đặc trưng cần có của rượu.
Nem tươi ăn liền, ai muốn để dành hoặc làm quà cho người thân thì mua
nem chua. Nem chua là nem tươi được gói bằng lá vông, bên ngoài bọc lá
chuối. Ngày nay người ta dùng lá ổi thay cho lá vông nhưng nem được gói
bằng lá vông ngon và dịu hơn. Sau khi gói được ba ngày thì nem sẽ đến độ
chín, chua như món dưa cay tuyệt vời.
Người Bình Định thường nhắc đến câu ca dao khi nói về một món đặc sản đậm đà hương vị quê hương miền đất võ: “Ai về Vinh Thạnh quê em. Ăn nem chợ Huyện, xem đêm hát tuồng".
Tré là món ăn phổ biến ở nhiều tỉnh miền Trung. Mỗi địa phương có cách
làm riêng, Tré Bình Định được du khách gần xa nhớ tới bởi cái vị chua
chua, ngọt ngọt, thơm dịu và đặc biệt là hình dáng giống cán chiếc chổi
rơm thơm mùi lúa mới.
Bình Định có câu ca:
"Nón ngựa Gò Găng/
Bún song thằng An Thái/
Lụa đậu tư Nhơn Ngãi/
Xoài tượng chín Hưng Long."
Ghé Bình Định, bạn có thể thấy những tấm bún vuông vức hay cuộn lại
thành hình số 8 gói cẩn thận. Đó là bún song thần, tên gọi xuất xứ từ
“song thằng”, có nghĩa là dây bún đôi, thường kéo ra một lần hai sợi,
lâu ngày đọc trại “thằng” thành “thần”. Riêng loại bánh duỗi hình số 8
cũng là loại bún song thần nhưng đã biến thể chỉ còn có một sợi chiếc mà
thôi.
Người Bình Định nặng lòng với quê hương nên dù có xa xứ đi đâu, cũng vẫn mang theo nghề làm bánh tráng.
Bánh ít Bình Định được xem là hàng Bánh Lễ. Trong tín ngưỡng thì các
mâm cỗ dâng lên bề trên không thể thiếu bánh ít; Trong những ngày giỗ kỵ
cũng không thể không có bánh ít; Ngày hồi dâu tức là sau ba ngày cưới
cô dâu và chú rể cùng nhau trở về nhà vợ (miền Bắc gọi là lễ Lại Mặt),
trong mâm quả lễ vật bao giờ cũng phải có một quả bánh ít đầy,...
Chính vì vậy, ở Bình Định có rất nhiều nhà làm bánh ít và luôn nghĩ ra
những cách để làm bánh ít một cách ngon và đặc biệt nhất, nên bánh ít ở
đây có hương vị rất ngọn và đặc biệt.